Friday, May 28, 2010

Bốn bước biến Windows Server 2003 thành Worksation

Bốn bước biến Windows Server 2003 thành Worksation

Windows 2003 chỉ có phiên bản server, đây là nâng cấp của Windows Server 2000. Nếu bạn muốn dùng phiên bản hệ điều hành Windows mới nhất này nhưng lại không cần các tính năng server, bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cấu hình Windows Server 2003 thành hệ điều hành workstation tương tự như Windows 2000/XP Professional.

Bước 1: tắt manage your server
Mỗi khi khởi động vào Windows Server 2003, Windows sẽ tự chạy chương trình có tên là Manage Your Server (hoặc bạn có thể vào Control Panel->Administrative Tools->Manage Your Server). Bạn hãy đánh dấu chọn vào hộp chọn 'Don't display this page at logon' ở góc trái dưới của cửa sổ chương trình và lần khởi động sau Windows sẽ không chạy chương trình này nữa.
Bước 2: tự dộng đăng nhập vào windows
Nhấn chuột vào nút Start trên thanh tác vụ, chọn Run, trong khung Open bạn gõ 'control userpasswords2' và nhấn Enter, cửa sổ User Accounts sẽ xuất hiện. Nhấn Add và nhập các thông số cần thiết như tên truy cập tên đầy đủ, nhấn Next để nhập password, và nhấn Next tiếp để chọn quyền đăng nhập, bạn chọn Others: Administrator (tùy vào quyền truy cập cho phép người sử dụng). Nhấn Finish để kết thúc. Sau khi tạo xong tên sử dụng, bạn hãy nhấn chuột vào tên sử dụng mà bạn vừa tạo, di chuyển chuột đến hộp chọn có tên 'Users must enter a user name and password to use this computer' và bỏ đánh dấu chọn. Nhấn OK để kết thúc. Nếu bạn thực hiện đúng, Windows sẽ yêu cầu bạn nhập password thêm một lần nữa. Bây giờ bạn hãy thoát ra (logoff) và đăng nhập (logon) trở lại với tên sử dụng mà bạn vừa tạo. Khi khởi động lại Windows sẽ vào ngay màn hình chính mà không yêu cầu bạn phải nhập user name hay password.Để làm cho Windows Server 2003 không hiển thị hộp thoại yêu cầu nhấn CTRL+ALT+DEL để đăng nhập, bạn vào Control Panel->Administrative Tools->Local Security Policy duyệt đến Local Policies->Security Options, bạn tìm dòng 'Interactive logon: Do not require CTRL+ALT+DEL' (dòng 24), nhấp đúp vào nó và chọn Enable. Nhấn OK. Đóng các cửa sổ lại và khởi động lại máy.

B
ước 3: Lọai bỏ tính năng 'shutdown event tracker'

Mỗi khi tắt máy hay khởi động máy lại, Windows Server 2003 sẽ hiển thị bảng 'Shutdown Event Tracker' để bạn xác định nguyên nhân tắt máy hay khởi động lại rồi Windows mới thực hiện.Việc này khá mất thời gian. Để loại bỏ tính năng này, bạn chọn Start->Run, trong khung Open bạn gõ 'gpedit.msc', chương trình Group Policy Editor xuất hiện, ở khung bên trái bạn vào Computer Configuration->Administrative Templates->System, ở khung bên phải bạn tìm dòng 'Display Shutdown Event Tracker (dòng 15), click chuột phải vào nó và chọn Properties, trong hộp thoại Display Shutdown Event Tracker bạn chọn Disable và nhấn OK.
Bước 4: Kích hoẠt các xp theme cho windows server 2003
Khi khởi động vào Window Server 2003 chắc bạn sẽ cảm thấy thất vọng với hệ điều hành mới khi nhìn thấy thanh taskbar cũ rích và các cửa sổ tựa như Windows 2000, thủ thuật sau sẽ giúp bạn làm cho các cửa sổ và thanh taskbar của Windows Server 2003 có giao diện của Windows XP Theme.
Bạn chọn Start->Run, trong khung Open bạn gõ vào services.msc, bên khung bên phải bạn hãy kéo thanh cuộn xuống phía dưới hoặc nhấp vào bất cứ tên nào trong trường Name và nhấn phím T trên bàn phím cho đến chừng nào tìm thấy dòng chữ Themes. Nhấn chuột phải vào Themes và chọn Properties. Ở thẻ General, bạn đến mục Startup Type và chọn Automatic, nhấn Apply rồi Start và OK. Vậy là xong, bạn logoff rồi logon vào Windows, nhấn phải chuột vào màn hình chọn Properties chọn thẻ Appearance và bây giờ Windows XP style đã trở lại trong Windows and Buttons cùng với 3 màu chuẩn trong Color scheme với blue là mặc định.Bạn có thể hiệu chỉnh thêm bằng cách tải về tiện ích TweakUI for Windows 2003 từ website của Microsoft theo địa chỉ http://www.microsoft.com/windowsxp/pro/downloads/powertoys.asp, kích thước chỉ có 147kb.Trên đây chỉ mới là các chỉnh sửa 'bề nổi', bạn có thể tham khảo thêm các chỉnh sửa hệ thống như tăng tốc đồ họa và các cấu hình dịch vụ khác ở trang web http://www.msfn.org/win2k3/.Chúc bạn thành công.

Thursday, May 13, 2010

CÁCH CÀI ĐẶT DFS - Distributed File System

DISTRIBUTED FILE SYSTEM – DFS
Bài viết này bao gồm 2 phần:
1 – Thiết lập 2 Domain Controller ( DC ) chạy song song.
2 – Distribut File System (DFS).
PHẦN I: THIẾT LẬP DOMAIN CONTROLLER
Chuẩn bị: Phải có ít nhất là 3 máy tính ( 2 server và 1 client)

Thiết lập TCP/IP và tên máy theo các tham số sau :


Tên máy : DC01 | DC02 | Client
IP Address : 192.168.1.1
| 192.168.1.2 | 192.168.1.3
Subnet Mask :255.255.255.0
| 255.255.255.0 | 255.255.255.0
Default Gateway : Để trống
| Để trống | Để trống
Preferred DNS Server : 192.168.1.1
| 192.168.1.2 | 192.168.1.1
Alternate DNS Server : 192.168.1.2
| 192.168.1.1 | 192.168.1.2


PHẦN 2 - DISTRIBUTED FILE SYSTEM – DFS

Mục đích của việc thiết lập 2 DC chạy song song (phần 1) là khi 1 trong 2 DC này chết, thì user vẫn logon vào Domain bình thường do Domain Controller thứ 2 hoạt động giống như một Backup Domain Controller nó tự động tạo bản sao của Active Directory chính vì vậy mà khi một DC chết user vẫn logon vào Domain bình thường.


Nhưng yêu cầu mới được đặt ra là phải xây dựng một hệ thống tài nguyên chung sao cho việc truy xuất dữ liệu của các user không bị phụ thuộc vào duy nhất một file server nào đó, nhằm mục đích:
§ Dễ bảo trì hệ thống.
§ Các File Server Load Balancing với nhau
§ Nếu có 1 File server chết vẫn không ảnh hưởng đến vấn đề logon vào domain và truy xuất dữ liệu của các user
Đó là lý do ta nên triển khai ứng dụng Distributed file system (DFS)
Yêu cầu: đã thực hiện các bước ở phần 1 – Thiết lập 2 Server chạy song song
Quá trình triển khai DFS (distributed file system ) này gồm 5 bước:
Bước 1: Trên máy DC01, tạo ra thư mục tên có tên là DFS (trên 1 ổ đĩa bất kỳ), thư mục này chứa các thành phần cấu tạo rootdfs,và thư mục có tên là Data dùng chứa dữ liệu cho user dùng (share Full 2 thư mục này cho dễ thực hiện)
Bước 2: Trên máy DC02 , tạo thư mục với tên là backuproot,và thư mục backupdata (trên ỗ đĩa bất kỳ). Ở đây hoangdoivn sẽ tạo các thư mục này trên ổ đĩa D:\
Bước 3: Sử dụng Distributed file system để cấu hình root ,và tạo link cho thư mục data.
Bước 4: Client thực hiện Map Network Drive thư mục data ( thư mục này đã tạo ở máy DC01 ) về để làm ổ đĩa mạng ,test thử bằng cách trên client thêm file, xóa file và sửa file.ta thấy các file đều được cập nhật ở 2 server
Bước 5: Tắt 1 trong 2 DC mà client vẫn sử dụng tài nguyên mạng và ổ đĩa mạng bình thường
Thực Hiện :

Trên Server1
§ Trước hết ta tạo trên ổ đĩa bất kỳ 2 thư mục, đặt tên là "DFS" và "Data"
§ Thư mục “DFS” chứa các thành phần tạo nên root của Distributed file system. Còn thư mục Data là thư mục cho user (client ) load về làm ổ đĩa mạng. Sau đó share 2 thư mục đã tạo (share full cho dễ làm).


Trên Server 2:
§ Đồng thời trên server 2 ,cũng tạo 2 thư mục dùng để BackupRootdfs và BackupData.
§ Chúng ta cũng share 2 thư mục đó (share full cho dễ làm) – như trên hình


Trở lại máy DC01:
Vào administrative tool ----> chọn Distributed file system

Trong Distributed file system right click vào Distributed file Sysyem chọn New Root


Trong màn hình Root Type của New Root wizard chọn Domain root và click next:

Trên cửa sổ Host Domain để mặc định và nhấp Next

Trên cửa sổ Host Server trong khung Server name gõ vào tên Server hoặc dùng nút Browse để tìm đến Server root như trên hình.

Trên màn hình Find Computers nhấp chọn DC01 và nhấp OK


sau đó click Next để tiếp tục

Trong cửa sổ Root Name ở ô root name đặt tên cho root là "RootDFS"----> click next

Trong cửa sổ Root Share ở Folder to share dùng nút Browse để tìm tới thư mục chia sẻ này.

Trên màn hình Browse For Folder chọn thư mục Rootdfs và nhấp OK

Tiếp theo trên cửa sổ Root Share nhấp Next xuất hiện màn hình thông báo quá trình tạo một root mới hoàn thành.

Nhấp Finish để hoàn tất quá trình, như vậy một rootdfs đã được tạo như trên hình.

Tiếp theo sẽ tạo 1 Root Target cách làm như sau:
Tại Rootname mới tạo( \\soctrangit.net\RootDFS ), right click chuột chọn "New Root Target"

Màn hình "New Root Wizard" hiện lên nhấp nút Browse


Click chọn DC01 và nhấp OK.

Sau khi DC01 được chọn màn hình New Root Wizard có dạng như sau:

Nhấp Next để tiếp tục, sẽ xuất hiện màn hình Root Share,trên màn hình Root Share nhấp nút Browse sẽ xuất hiện màn hình Browse For Folder và trên màn hình Browse For Folder tìm đến DC02 (DC02.soctrangit.net) và tìm đến thư mục BackupRootDFS như trên hình

Nhấp OK để đóng hộp thoại Browse For Folder và trở lại màn hình Root Share


Click Next để tiếp tục, màn hình thông báo quá trình tạo Rootdfs trên cả 2 Server đã hoàn thành. Nhấp Finish để kết thúc quá trình


Màn hình Distributed File System sau khi tạo Rootdfs trên cả 2 Server như sau:
Tiếp theo, ta tạo thêm link từ root (khi user load thư mục Data từ DC01 về làm ổ đĩa mạng thì sử dụng đường link này)
Nhấp phải chuột vào root (\\soctrangit.net\RootDFS) chọn New Link



Trên màn hình New Link:

§ Trong ô Link name: Đặt tên cho link là DuLieuChung§ Ô Preview of UNC path to the link: Là đường dẫn để user dùng map thư mục data về sử dụng. § Tại mục Path to target (share folder): Nhấp nút Browse sau đó chọn đường dẫn đến thư mục data ở \\DC01 .

Click OK để trở lại hộp thoại như bên dưới

Click Ok
Màn hình Distributed sau khi đã tạo New Link


Tiếp theo ta sẽ tạo 1 "Link Target" bằng cách nhấp chuột phải lên "link data" mới tạo chọn "New Target".

Xuất hiện màn hình New Targer


Trên màn hình New Target click vào nút Browse và tìm đến thư mục BackupData đã share trên DC02, click OK để áp dụng và đóng hộp thoại Browse for Folder trở lại hộp thoại New Target

Hộp thoại New Target sau khi chọn thư mục BackupData như sau:

Sau đó click OK để áp dụng và đóng hộp thoại New Target,nó sẽ hỏi có Đồng bộ không?

Nhấp Yes để xác nhận tiếp tục cấu hình màn hình Configure Replication Wizard xuất hiện nhấp Next để tiếp tục.

Màn hình Configure Replication Wizard như sau:

Click Next để tiếp tục

Ở mục Topology nhấp chọn Full mesh và nhấp Finish

Khởi động lại 2 Server ( DC01 và DC02 ) để các thay đổi và đồng bộ có hiệu lực.

KIỂM TRA KẾT QUẢ
Từ máy Client (chắc chắn máy Client đã Joint vào Domain soctrangit.net )
Start---->run----->cmd đánh lệnh :


Lệnh trên để load thư mục data từ DC001 về cho user làm ổ đĩa mạng chứa dữ dùng chung. (tên thư mục này tùy thuộc vào cách đặt của mỗi người cũng như tên Server tùy theo cách đặt tên của người dùng). Ta sẻ có được thêm ổ đĩa như hình sau :

Trong ỗ đĩa mạng mà client đã có tạo thử 1 file đặt tên là “du lieu dung chung.txt”.
Sau đó trên "DC01" vào thư mục "Data" thấy có File vừa tạo
trên "DC02" vào thư mục “Backupdata" nếu có file tên “du lieu dung chung.txt”,đồng thời bạn có thể sữa đổi nội dụng tập tin vừa tạo và sang các máy khác để kiểm tra nếu trùng khớp thì bạn đã thành công.
Thử tắt 1 DC mà vẫn đọc được file tạo từ máy Client là OK.

Chúc bạn thành công!


Bottom of Form