Friday, March 19, 2010

NGUYÊN NHÂN CON TRỎ CHUỘT QUANG BỊ TRÔI

TẠI SAO CHUỘT QUANG TỐT HƠN CHUỘT BI ?

TẠI SAO CHUỘT QUANG USB LẠI TỐT HƠN CHUỘT QUANG PS/2 ?

Chuột quang sẽ tốt hơn vì một số lý do:

1. Chuột quang quét độ "phân giải" cao, hơn tức là khả năng quét điểm của nó cao hơn PS/2, bi, nghĩa là chính xác hơn

Sensor: USB 500 dpi, PS/2 400 dpi

2. USB Optical Mouse thì tiện lợi hơn và tốc độ cao hơn PS2 Optical Mouse và tốt hơn PS2 mouse thường, chuột bi nhanh bẩn do đó sau một thời gian sẽ khó dùng

· Chuột bị trôi là do 2 nguyên nhân

- 1 do chuột chất lượng kém

- 2 là do bề mặt đặt chuột không đồng nhất

· Nếu dùng chuột quang thì nên có bàn di cho nó

· Để thử nguyên nhân có thể lấy cái cuốn sổ bìa da màu đen đặt lên

- Nếu không thấy hiện tượng đó thì đó là do bề mặt bàn

- Còn nếu vẫn bị thì chắc do chuột kém


Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đồ nhái, đồ ngoài luồng. Thông thường chuột MITSUMI chính hãng sẽ bảo hành 12 tháng và đắt hơn. Chuột MITSUMI hàng ngoài, trôi nổi, hàng nhái chỉ bảo hành 3 đến 6 tháng và do đó giá sẽ rẻ hơn đồng nghĩa với việc con trỏ bị trôi trên màn hình,

Tuesday, March 2, 2010

BIOS LÀ GÌ VÀ HOẠT ĐỘNG RA SAO?

BIOS viết tắt của Basic Input/Output System, tạm dịch là hệ thống nhập/xuất cơ bản. BIOS giữ nhiều vai trò khác nhau nhưng vai trò quan trọng nhất là nạp hệ điều hành. Khi bạn mở máy tính lên, bộ vi xử lí sẽ thực hiện chỉ thị đầu tiên của nó cho nên nó phải tìm chỉ thị. Nó không thể lấy chỉ thị từ hệ điều hành vì hệ điều hành nằm trên ổ đĩa cứng, và bộ vi xử lí không thể đến đó mà không có hướng dẫn.

BIOS cung cấp những hướng dẫn này. Một trong những nhiệm vụ mà BIOS phải thi hành:

+ Tự kiểm tra các thiết bị phần cứng của thệ thống khi nguồn bật (power-on self-test - POST) để chắc chắn rằng mọi thứ đều làm việc bình thường.

+ Kích hoạt các chip BIOS khác trên những card được gắn vào máy tính của bạn. Những card như card SCSI và card đồ họa thường có BIOS của riêng chúng.

+ Cung cấp một tập các đường kết nối để hệ điều hành giao tiếp với các thiết bị phần cứng – chính nhờ những đường kết nối này mà BIOS được gọi là hệ thống xuất nhập cơ bản. Đặc biệt khi khởi động máy, các đường kết nối này quản lí bàn phím, màn hình, các cổng tiếp nối và các cổng song song.

+ Quản lí một loạt các thiết lập cấu hình cho ổ cứng, tốc độ xung, v..v.

BIOS là một phần mềm đặc biệt, nó giao tiếp các thiết bị phần cứng chính yếu trong máy tính của bạn với hệ điều hành. BIOS thường được chứa trong chip bộ nhớ flash trên bo mạch chủ, nhưng đôi khi chip lại là một loại ROM khác.

Khi bạn mở máy, BIOS thực hiện một số việc. Sau đây là trình tự thông thường:

1. Kiểm tra giao diện CMOS để xem các thiết lập của người dùng.
2. Nạp bộ điều khiển ngắt và trình điều khiển của thiết bị.
3. Khởi nạp các thanh ghi và quản lí nguồn.
4. Kiểm tra các thiết bị phần cứng khi nguồn bật.
5. Thể hiện các thiết lập cấu hình của hệ thống.
6. Xem xét đâu là thiết bị có thể khởi động được.
7. Nhập các quá trình khởi động mồi.

Việc đầu tiên mà BIOS làm là kiểm tra thông tin được trong một lượng rất nhỏ RAM (64 byte) được đặt trên chip CMOS (một loại vi mạch tích hợp). Giao diện CMOS cung cấp thông tin chi tiết về hệ thống và có thể được chỉnh sửa khi hệ thống thay đổi. BIOS sử dụng những thông tin này để chỉnh sửa hoặc bổ sung những lập trình ban đầu khi cần. Chúng ta sẽ nói về nhựng thiết lập này sau.

Bộ điều khiển ngắt là một mảng phần mềm nhỏ hoạt động như thông dịch viên giữa các bộ phận phần cứng với hệ điều hành. Ví dụ, bạn nhấn một nút trên bàn phím, tín hiệu được gửi tới bộ điều khiển ngắt của bàn phím để nói cho CPU biết tín hiệu đó là gì và chuyển nó tới hệ điều hành. Trình điều khiển thiết bị là những mảng phần mềm dùng để xác định các thiết bị phần cứng cơ sở như bàn phím, chuột, ổ cứng, ổ mềm. Vì BIOS liên tục chắn tín hiệu đến và đi từ phần cứng nên nó được thường xuyên copy vào RAM để chạy nhanh hơn.

Có thể tham khảo thêm thông tin của BIOS trên Wikipedia hoặc cách cài đặt BIOS tại đây .

(Thông tin tổng hợp từ Wikipedia, ITConnect, VN UNITED Elearning System)

SỰ KHÁC NHAU GIỮA WINDOWS 32 BIT VÀ 64 BIT

Về cơ bản, các máy tính sử dụng CPU và hệ điều hành (HĐH) 64-bit xử lý dữ liệu lớn hơn rất nhiều so với các máy tính sử dụng 32-bit. Có khá nhiều sự khác biệt giữa 32 và 64-bit, tuy nhiên có 2 vấn đề chính:

1. Khi những chương trình được phát triển hỗ trợ các vi xử lý 64-bit thì thông thường chúng sẽ chạy nhanh hơn trên một vi xử lý 32-bit với cùng một tốc độ.

2. Các vi xử lý 64-bit trữ được nhiều bộ nhớ hơn vi xử lý 32-bit. Có nghĩa là các máy tính sẽ có thể bổ sung thêm rất nhiều RAM, vì thế có thể lưu trữ khá nhiều dữ liệu trong bộ nhớ. Máy tính sử dụng bộ vi xử lý 32-bit có thể sử dụng tối đa 4GB RAM (tùy thuộc vào mức hỗ trợ của bo mạch chủ), phân chia làm hai: 2GB cho các ứng dụng và 2GB cho hệ điều hành. Với cấu trúc 64-bit cho phép hệ thống hỗ trợ đến 1 Terabyte (1000GB) bộ nhớ. Tuy nhiên, hiện tại hệ thống chỉ cần đạt mức 8GB bộ nhớ là có thể hoạt động rất tốt.

Về cơ sở dữ liệu (CSDL), Microsoft cũng có phiên bản SQL Server 2000 64-bit, tương thích với Windows 2003 Server 64-bit và cũng như ở trên, ích lợi mà 64-bit mang lại đối với CSDL là trữ được nhiều bộ nhớ hơn.

Đối với hệ điều hành, Windows XP Professional x64 Edition (phiên bản 64-bit) cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các ứng dụng 64bit nhưng hiện tại, các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ 64-bit chưa phổ biến bằng 32-bit. Khi nâng cấp lên sử dụng hệ điều hành Windows 64-bit, bạn cũng phải nâng cấp luôn CPU hỗ trợ 32-bit lên 64-bit. Các hãng sản xuất vi xử lý như Intel và AMD đều có các dòng vi xử lý 32-bit lẫn 64-bit. Ví dụ như AMD Athlon 64, Intel Xeon 64 bit, Dual Core 64-bit …

Nhìn chung, về nhu cầu thì các đối tượng mà các hệ thống 64-bit nhắm tới là những môi trường doanh nghiệp, đại học, tổ chức nghiên cứu khoa học hay chính phủ. Hoặc những chuyên viên lập trình, phát triển phần mềm, sản xuất video, đồ họa 3D cao cấp thì hệ thống 64-bit cũng sẽ giúp ích được rất nhiều. Còn những người dùng sử dụng gia đình thì không nhất thiết phải bỏ một khoản chi phí cao để tậu về một hệ thống 64-bit "đắt đỏ" mà chỉ để làm bảng tính, soạn thảo văn bản hay duyệt web. Khi đó, tốc độ sẽ không khác biệt gì đối với những hệ thống 32-bit.

Lỗi Win 32-bit thường xuất hiện khi các chương trình cài đặt bị lỗi hoặc phiên bản đó quá cũ, không phù hợp với phiên bản hệ điều hành Windows hiện tại mà bạn đang dùng.