Tuesday, October 5, 2010

BỆNH CỦA MÀN HÌNH LAPTOP

CÁC BỆNH CỦA MÀN HÌNH LAPTOP

Màn hình bị sọc ngang, dọc, đốm mờ, mất màu hay chết điểm là những hiện tượng thường thấy khi sử dụng máy tính xách tay.

Ông Trần Ngọc Anh, Giám đốc Bệnh viện laptop Delta (Hà Nội), cho biết laptop chủ yếu sử dụng màn hình LCD hay plasma do đặc thù thiết kế và thẩm mỹ, nhưng nhược điểm của loại màn hình này là độ bền không cao, do lỗi từ phía nhà sản xuất hoặc do người dùng sử dụng chưa đúng cách. Màn hình laptop hỏng đều phải bỏ và thay thế, gây lãng phí, tuy nhiên hiện nay, một số trung tâm sửa chữa lớn đã đầu tư máy hàn ghép nối băng từ tự động TAB (Tape Automatic Bonding) để giải quyết các sự cố cho màn hình LCD. Nhờ đó, 90% những lỗi này đều có thể khắc phục được.

Thông thường, màn hình LCD của laptop có tuổi thọ trung bình 10.000 giờ. Tuy nhiên, tùy từng model cũng như cách dùng mà có độ bền khác nhau. Do đó, người sử dụng nên đóng mở nhẹ nhàng, tránh gây hiện tượng đứt cáp nối giữa mainboard và màn hình. Màn hình nên mở góc thích hợp nhất là từ 90 đến 120 độ và không nên đóng mở liên tục nhiều lần trong thời gian ngắn.

Máy hàn TAB.

Ảnh: Delta.

Nếu có hiện tượng đứt nét, tối mờ hay chết điểm, người dùng không nên tự ý sửa chữa vì dễ khiến tình trạng của máy hỏng nặng thêm. Cách tốt nhất là mang laptop đến trung tâm sửa chữa uy tín để được chẩn đoán và tư vấn cách xử lý tối ưu

Một số bệnh thường gặp của màn hình laptop

Màn hình bị đứt nét


- Biểu hiện: Vệt trắng hoặc xanh cắt dọc hoặc ngang.
- Nguyên nhân: Lỗi panel màn hình, cụ thể là do bẹ cáp bị gãy hoặc hở.
- Cách xử lý: Thay bẹ cáp khác mới.

Màn hình bị ố hoặc đốm mờ

- Biểu hiện: Màn hình có vết ố màu xám hoặc trắng khá lớn.
- Nguyên nhân: Do tấm chắn bên trong màn hình bị chuyển màu nên không hiển thị đúng màu sắc lên lớp ma trận phía trước.
- Cách xử lý: Thay tấm chắn

Màn hình có điểm chết

- Biểu hiện: Trên màn hình xuất hiện các điểm không hiển thị hình ảnh.
- Nguyên nhân: Chủ yếu xuất phát từ khâu sản xuất.
- Cách xử lý: Hiện tại, công nghệ chưa cho phép sửa được những điểm chết trên màn hình. Vì vậy, người dùng nên thay màn hình để laptop hoạt động tốt hơn.

Màn hình bị mất màu

- Biểu hiện: Màn hình chuyển sang một màu duy nhất.
- Nguyên nhân: Có thể do lỗi ở bộ phận socket, hoặc quá trình đóng mở nắp gập màn hình lâu ngày cũng sẽ gây tình trạng lỏng cáp.
- Cách xử lý: Thay thế socket mới

Màn hình tối mờ, nhìn nghiêng mới thấy

- Nguyên nhân: Đèn cao áp của màn hình hỏng, cáp màn hình đứt, vỉ cao áp hỏng, mất nguồn từ mainboard cấp lên.
- Cách xử lý: Thay mới với hai trường hợp. Kiểm tra thay thế linh kiện điện tử đối với mainboard và vỉ cao áp.


Thursday, September 16, 2010

CAT5e VÀ CAT6 - SỰ KHÁC NHAU

Trong các loại cáp UTP (unshielded twisted pair) đã tồn tại (CAT3, CAT4, CAT5, CAT5e, CAT6, CAT6a, CAT7, CAT7a) thì phổ biên nhất hiện giờ vẫn chủ yếu là CAT5e và CAT6. Vậy giữa hai loại cáp này, có những đặc điểm gì khác nhau ?


1. Sự khác nhau cơ bản giữa Cat5e và Cat6 ?


Sự khác nhau cơ bản giữa Cat5e và Cat6 chính là hiệu suất truyền dẫn của nó (transmission performance), bên cạnh đó là khả năng mở rộng băng tần từ 100MHz (đối với Cat5e) lên thành 250Mhz (đối với Cat6), cat6a có thể khuếch đại đến 500Mhz. Tiết diện của CAT6 lớn hơn CAT5e nên tín hiệu sẽ tốt hơn và đương nhiên sẽ tốn đồng hơn
Với những yếu tố trên, việc sử dụng Cat6 sẽ giảm thiểu tác động của một số yếu tố nhiễu và suy hao như : insertion loss, near end crosstalk (NEXT), return loss, equal level far end crosstalk (ELFEXT). Những lợi điểm này sẽ giúp tăng tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu (S/N), cho phép các ứng dụng hiện tại có thể truyền thông với tốc độ cao hơn cũng như độ tin cậy lớn hơn (khả năng mất mát tín hiệu... giảm)

Về tốc độ truyền tải :
-Cat 4 : 10 Mbp/s
-Cat 5 : 100 Mbp/s

-Cat5e : 350 Mbp/s
-Cat 6: 1000 Mbs/s
(tốc độ này còn phụ thuộc vào Nic + Cable + Switch nữa )
Chuẩn A thường dùng để nối Switch, Hub với các thiết bị khác.
Chuẩn B thường dùng để nối các thiết bị khác với nhau (Pc-Pc).
Các switch đời mới khi kết nối với nhau không nhất thiết phải dùng cáp chéo, vì chúng đã được nhà sản xuất nâng cấp, để chúng có thể tự chuyển đổi, còn với switch đời cũ khi kết nối với nhau phải dùng cáp chéo (1 đầu chuẩn A, 1 đầu chuẩn B)


2. Liệu Cat6 sẽ thay thế Cat5e ?


Câu trả lời là . Những phân tích chuyên môn cũng như những cuộc khảo sát độc lập trong giới networking cho thấy 80 đến 90 phần trăm những kết nối vật lý mới sẽ sử dụng Cat6. Về mặt kỹ thuật mà nói, các kết nối Cat6 cũng như các yêu cầu về kênh truyền dẫn của Cat6 đều tương thích ngược với Cat5e do đó người sử dụng rất dễ có xu hướng lựa chọn Cat6 và dần loại bỏ Cat5e khỏi hệ thống mạng của họ. Bên cạnh đó, các ứng dụng đang chạy trên nền Cat5e cũng sẽ chạy tốt (nếu không muốn nói là tốt hơn) trên nền Cat6.


3. Yêu cầu về phối hợp trở kháng giữa cable và hardware ?


Điều may mắn là hệ thống tiêu chuẩn không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào về phối hợp trở kháng giữa hệ thống Cable và hệ thống Hardware.Nếu có thì chỉ là những yêu cầu cơ bản về hệ số Return loss cho hệ thống Cables, Connectors và Patch Cords.
Đầu RJ45 bọc sắt là đầu chuyên cho CAT6, nếu dùng đầu RJ45 trước đây chuyên cho CAT5e để bấm cho CAT6 sẽ khó nhét vào vì tiết diện của lõi sợi cáp CAT6 lớn hơn


4. Liệu có nên sử dụng Cat6 trong hệ thống mạng gia đình ?


Có. Cat6 rất hiệu quả khi bạn sử dụng trong hệ thống mạng tại gia, đặc biệt trong việc hỗ trợ kết nối Internet tốc độ cao. Đặt biệt, sự phát triển của các ứng dụng Streaming Media sẽ làm tăng nhu cầu cho các kết nối tốc độ cao, đây là điều mà hệ thống Cat6 có thể dễ dàng mạng lại hiệu quả cao nhất cho bạn.


5. Tại sao tôi không nên bỏ qua Cat6 và đến với hệ thống cáp quang ?


Bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó tuy nhiên bạn cần hết sức lưu ý rằng hệ thống cáp quang có chi phí rất cao.Hiện nay, người ta ước lượng một hệ thống cáp quang (dây sợi quang, đầu kết nối...) có chi phí gấp 2 lần so với một hệ thống cáp tương đương sử dụng Cat6. Thêm nữa, việc triển khai cáp đồng cũng đơn giản và quen thuộc hơn với người sử dụng (bấm đầu nối cáp quang không phải ai cũng thành thạo)


6. Chuẩn nào cho CAT5e và CAT6?

Dùng Chuẩn nào cũng được, hiệu năng là như nhau nhưng nếu dùng chuẩn A thì A hết, nếu B thì B hết. Chuẩn B phổ biến hơn, còn lý do tại sao dùng chuẩn B mà không phải chuẩn A thì chỉ là lý do thích, nếu trong mạng vừa A vừa B thì Card mạng bây giờ sẽ tự động chuyển, nhưng không ai làm như thế
Chuẩn A & B thực sự ko khác nhau chỉ là đổi cặp dây 12 & 36 (TCam, Cam & T Lục, Lục). Tại sao có chuẩn T568 A vs T568 B thì bạn có thể tham khảo ở đây


Friday, July 16, 2010

ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

Điện toán đám mây (tiếng Anh: cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó.

Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.

Theo tổ chức Xã hội máy tính IEEE "Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay, ...".

(Theo Wikipedia)

Thursday, June 3, 2010

Hướng dẫn sử dụng phần mềm Packet Tracer

Hướng dẫn sử dụng phần mềm Packet Tracer

Hiện nay có rất nhiều phần mềm tạo Lab ảo được sử dụng để giúp đỡ các bạn trong quá trình học và tìm hiểu các thiết bị mạng của Cisco. theo yêu cầu từ một số bạn trên forum vnexperts.net cần tìm hiểu rõ hơn về phần mềm packet tracer, dưới đây tôi xin viết bài hướng dẫn sử dụng phần mềm này với phiên bản 4.1.

Packet Tracer là phần mềm rất tiện dụng cho các bạn bước đầu đi vào khám phá, xây dựng và cấu hình các thiết bị của Cisco, nó có giao diện rất trực quan với hình ảnh giống như Router thật, bạn có thể nhìn thấy các port, các module. Bạn có thể thay đổi các module của chúng bằng cách drag-drop những module cần thiết để thay thế, bạn có thể chọn loại cable nào cho những kết nối của bạn. Bạn cũng có thể nhìn thấy các gói tin đi trên các thiết bị của bạn như thế nào.

Dưới đây tôi xin hướng dẫn với các bạn cách sử dụng phần mềm Packet Tracer 4.1
Giao diện chính của phần mềm



Sau khi bạn install phần mềm này lên và chạy nó, các bạn có thể nhìn thấy giao diện chình của nó như trên. Sau đó ta bắt đầu đi vào xây dựng mô hình mạng (Topology), giả sử tôi cần xây dựng một mô hình đơn giản như sau:
+ 1 Router 2621
+ 1 Switch 2950- 24port
+ 1 PC (End device)
Tiếp theo ta đi vào xây dựng mô hình:
Trên giao diện chính của phần mềm packet tracer 4.1 tôi click chuột vào hình router ở dưới cùng bên trái màn hình, sau đó nó sẽ hiện thị ra những router nào mà phần mềm này hỗ trợ ngay khung bên cạnh, sau đó bạn có thể chọn router nào mà bạn cần, ở đây tội chọn là Router 2620XM



sau đó kéo chúng và thả vào khung trống bên trên:



và chọn Switch cần dùng bằng cách click chuột vào switch và chọn loai switch và kéo thả lên khung bên trên, ở đây tôi chọn
Switch 2950- 24 port



tiếp theo ta cọn PC (end device trong phần mềm này bao gồm: PC, Server, Printer, IP Phone) cũng với thao tác tương tự như trên
Bước tiếp theo là ta chọn loại cable kết nối đến từng thiết bị và chọn cổng kết nối. Đầu tiên ta chọn kết nối giữa router-switch (cable thẳng), ta click vào connections và chọn straight-through sau đó đưa chuột lên khung mà ta đang xây dựng mô hình, chọn vào Router 0 sau đó chọn cổng kết nối, ở đây mặc định là Router 2611 có 1 cổng console và 1 cổng ethernet. Ta chọn ethernet 0 cho kết nối từ router đến swtich sau đó click lên switch và chọn cổng kết nối là Fast Ethernet 0/1



Bước tiếp ta cũng chọn cable cho kết nối giữa switch và pc ( cable thẳng) với các thao tác tương tự như trên nhưng khác cổng kết nối, tại switch là Fast Ethernet 0/2 kết nối tới cổng Fast Ethernet của PC



Như các bạn thấy trên hình trên sau khi chúng ta đã tạo xong các kết nối trên topology chúng ta cần chú ý một điều là tại các nút ở điểm kết nối giữa PC-Switch thì ta thấy hiện thị mầu xanh còn nút kết nối giữa Router-Switch là mầu đỏ tại sao vậy? tại vì kết nối vật lý giữa router và switch chưa được thực hiện cổng Fast ethernet trên router đang bị down ( vì thế nên ta cần làm cho kết nối vật lý này up).

Để cấu hình cho router ta click chuột vào Router0 trên mô hình sau đó chọn CLI và có thể cấu hình chúng như trên router thật (bị hạn chế một số lệnh).

ta thấy sau khi "no shut" cho cổng Fast ethernet trên router về trạng thái up thì ta thấy nút kết kết giữa 2 thiết bị này đã chuyển sang màu xanh



Bây giờ tôi sẽ thêm 1 router 2620 XM vào mô hình và kết nối trực tiếp với router0 qua cổng serial. Nhưng mặc định trên router 2620XM chỉ có 1 cổng console và 1 cổng Fast ethernet, để có được công serial ta cần phải có WIC hoặc Module gắn thêm vào cho router ( ở đây tôi gắn thêm WIC-1T vào) bằng cách click vào router0 sau đó chọn Physical, ta thấy có một list tất cả các module mà phần mềm packet tracer này hỗ trợ, tôi chọn WIC-1T sau đó kéo chúng đặt vào 1 trong 2 module dành cho WIC tại khung hình bên phải dành cho các cổng và module kết nối của router, khi tôi vừa kéo chúng và thả vào thì chúng báo lỗi là không thể thêm Module vào vì nguồn router đang bật, mặc định khi là router luôn luôn bật vì thế để thay đổi chúng thì ta phải tắt nguồn đi.


Để tắt nguồn ta nhìn khung hình hiển thị mặt sau của router ta nhìn thấy công tắc nguồn đang ở chế độ "on" vì thế ta phải tắt nó đi bằng cách click chuột vào công tắc nguồn, sau khi nguồn được tắt ta thực hiện kéo mudule
WIC-1T vào router ( Ta có thể dùng zoom in hay zoom out để nhìn các cổng một cách chi tiết hơn)


Khi router chưa thêm module và công tắc nguồn ở dạng "on"
Sau khi đã thêm WIC 1T và công tắc nguồn ở dạng "off"
sau khi thực hiện xong ta nhở đưa công tắc nguồn về dạng "on"
Ta làm tương tự với router1 vừa được thêm vào sau khi làm xong ta thực hiện kết nối giữa 2 router này, ta chọn conections và chọn Serial DCE sau đó click vào router0 chọn serial 0/0 kết tối tới serial 0/0 của router 1

Các tính năng khác:
+ Chúng ta có thể cầu hình các port trên switch và router qua form "Config" sau khi ta chọn thiết bị đó. Tại form này sẽ có những phần nó hỗ trợ mà mình chỉ cần nhập địa chỉ vào chứ không cần dùng CLI thể thay đổi các mode và cấu hình chúng, tùy từng thiết bị mà nó hỗ trợ những tính năng khác nhau.
Ta cũng có thể export, load, erase,save file running config, startup config, nvram....

Cấu hình IP address và clock rate cho cổng s0/0 của router 0
+ Xóa thiết bị không dùng đến: Nếu ta cần xóa thiết bị nào trên mô hình thì ta chỉ cần chọn dấu X(delete)bên khung bên phải và chọn thiết bị cần xóa
+ Để xem các gói tin đi trên thiết bị như thế nào bạn có thể chọn Capture/forward hay Auto Capture / PLay



+ Để mô hình này được giữ nguyên sau khi thoát khỏi packet tracer ta cần phải lưu toàn bộ mô hình thiết bị và cấu hình từng thiết bị trong mô hình: Để không mất hết file cấu hình thì ta phải save toàn bộ những gì ta đã cấu hình vào ( copy running config startup config). Và lưu mô hình này vào thư viện của phần mềm

+ Trong thư viện của phần mềm packet tracert có rất nhiều mô hình mạng mà ta có thể tham khảo có hướng dẫn các bước cấu hình, một số topo đã cấu hình và một số chưa, thư viện này rất hữu ích trong quá trình học mà bạn có thể tham khảo để cấu hình, nó nằm trong thư viện "saves' của phần mềm.
Còn một số tính năng khác mà tôi chưa nói đến các bạn có thể tham khảo thêm, những gì tôi nói trên đây là những phần cốt lõi của Packet tracer 4.1

Tôi Không có link cho Phiên bản 4.1 các bạn sài tạm
5.0 nhé


Source Vnexperts

Friday, May 28, 2010

Bốn bước biến Windows Server 2003 thành Worksation

Bốn bước biến Windows Server 2003 thành Worksation

Windows 2003 chỉ có phiên bản server, đây là nâng cấp của Windows Server 2000. Nếu bạn muốn dùng phiên bản hệ điều hành Windows mới nhất này nhưng lại không cần các tính năng server, bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cấu hình Windows Server 2003 thành hệ điều hành workstation tương tự như Windows 2000/XP Professional.

Bước 1: tắt manage your server
Mỗi khi khởi động vào Windows Server 2003, Windows sẽ tự chạy chương trình có tên là Manage Your Server (hoặc bạn có thể vào Control Panel->Administrative Tools->Manage Your Server). Bạn hãy đánh dấu chọn vào hộp chọn 'Don't display this page at logon' ở góc trái dưới của cửa sổ chương trình và lần khởi động sau Windows sẽ không chạy chương trình này nữa.
Bước 2: tự dộng đăng nhập vào windows
Nhấn chuột vào nút Start trên thanh tác vụ, chọn Run, trong khung Open bạn gõ 'control userpasswords2' và nhấn Enter, cửa sổ User Accounts sẽ xuất hiện. Nhấn Add và nhập các thông số cần thiết như tên truy cập tên đầy đủ, nhấn Next để nhập password, và nhấn Next tiếp để chọn quyền đăng nhập, bạn chọn Others: Administrator (tùy vào quyền truy cập cho phép người sử dụng). Nhấn Finish để kết thúc. Sau khi tạo xong tên sử dụng, bạn hãy nhấn chuột vào tên sử dụng mà bạn vừa tạo, di chuyển chuột đến hộp chọn có tên 'Users must enter a user name and password to use this computer' và bỏ đánh dấu chọn. Nhấn OK để kết thúc. Nếu bạn thực hiện đúng, Windows sẽ yêu cầu bạn nhập password thêm một lần nữa. Bây giờ bạn hãy thoát ra (logoff) và đăng nhập (logon) trở lại với tên sử dụng mà bạn vừa tạo. Khi khởi động lại Windows sẽ vào ngay màn hình chính mà không yêu cầu bạn phải nhập user name hay password.Để làm cho Windows Server 2003 không hiển thị hộp thoại yêu cầu nhấn CTRL+ALT+DEL để đăng nhập, bạn vào Control Panel->Administrative Tools->Local Security Policy duyệt đến Local Policies->Security Options, bạn tìm dòng 'Interactive logon: Do not require CTRL+ALT+DEL' (dòng 24), nhấp đúp vào nó và chọn Enable. Nhấn OK. Đóng các cửa sổ lại và khởi động lại máy.

B
ước 3: Lọai bỏ tính năng 'shutdown event tracker'

Mỗi khi tắt máy hay khởi động máy lại, Windows Server 2003 sẽ hiển thị bảng 'Shutdown Event Tracker' để bạn xác định nguyên nhân tắt máy hay khởi động lại rồi Windows mới thực hiện.Việc này khá mất thời gian. Để loại bỏ tính năng này, bạn chọn Start->Run, trong khung Open bạn gõ 'gpedit.msc', chương trình Group Policy Editor xuất hiện, ở khung bên trái bạn vào Computer Configuration->Administrative Templates->System, ở khung bên phải bạn tìm dòng 'Display Shutdown Event Tracker (dòng 15), click chuột phải vào nó và chọn Properties, trong hộp thoại Display Shutdown Event Tracker bạn chọn Disable và nhấn OK.
Bước 4: Kích hoẠt các xp theme cho windows server 2003
Khi khởi động vào Window Server 2003 chắc bạn sẽ cảm thấy thất vọng với hệ điều hành mới khi nhìn thấy thanh taskbar cũ rích và các cửa sổ tựa như Windows 2000, thủ thuật sau sẽ giúp bạn làm cho các cửa sổ và thanh taskbar của Windows Server 2003 có giao diện của Windows XP Theme.
Bạn chọn Start->Run, trong khung Open bạn gõ vào services.msc, bên khung bên phải bạn hãy kéo thanh cuộn xuống phía dưới hoặc nhấp vào bất cứ tên nào trong trường Name và nhấn phím T trên bàn phím cho đến chừng nào tìm thấy dòng chữ Themes. Nhấn chuột phải vào Themes và chọn Properties. Ở thẻ General, bạn đến mục Startup Type và chọn Automatic, nhấn Apply rồi Start và OK. Vậy là xong, bạn logoff rồi logon vào Windows, nhấn phải chuột vào màn hình chọn Properties chọn thẻ Appearance và bây giờ Windows XP style đã trở lại trong Windows and Buttons cùng với 3 màu chuẩn trong Color scheme với blue là mặc định.Bạn có thể hiệu chỉnh thêm bằng cách tải về tiện ích TweakUI for Windows 2003 từ website của Microsoft theo địa chỉ http://www.microsoft.com/windowsxp/pro/downloads/powertoys.asp, kích thước chỉ có 147kb.Trên đây chỉ mới là các chỉnh sửa 'bề nổi', bạn có thể tham khảo thêm các chỉnh sửa hệ thống như tăng tốc đồ họa và các cấu hình dịch vụ khác ở trang web http://www.msfn.org/win2k3/.Chúc bạn thành công.

Thursday, May 13, 2010

CÁCH CÀI ĐẶT DFS - Distributed File System

DISTRIBUTED FILE SYSTEM – DFS
Bài viết này bao gồm 2 phần:
1 – Thiết lập 2 Domain Controller ( DC ) chạy song song.
2 – Distribut File System (DFS).
PHẦN I: THIẾT LẬP DOMAIN CONTROLLER
Chuẩn bị: Phải có ít nhất là 3 máy tính ( 2 server và 1 client)

Thiết lập TCP/IP và tên máy theo các tham số sau :


Tên máy : DC01 | DC02 | Client
IP Address : 192.168.1.1
| 192.168.1.2 | 192.168.1.3
Subnet Mask :255.255.255.0
| 255.255.255.0 | 255.255.255.0
Default Gateway : Để trống
| Để trống | Để trống
Preferred DNS Server : 192.168.1.1
| 192.168.1.2 | 192.168.1.1
Alternate DNS Server : 192.168.1.2
| 192.168.1.1 | 192.168.1.2


PHẦN 2 - DISTRIBUTED FILE SYSTEM – DFS

Mục đích của việc thiết lập 2 DC chạy song song (phần 1) là khi 1 trong 2 DC này chết, thì user vẫn logon vào Domain bình thường do Domain Controller thứ 2 hoạt động giống như một Backup Domain Controller nó tự động tạo bản sao của Active Directory chính vì vậy mà khi một DC chết user vẫn logon vào Domain bình thường.


Nhưng yêu cầu mới được đặt ra là phải xây dựng một hệ thống tài nguyên chung sao cho việc truy xuất dữ liệu của các user không bị phụ thuộc vào duy nhất một file server nào đó, nhằm mục đích:
§ Dễ bảo trì hệ thống.
§ Các File Server Load Balancing với nhau
§ Nếu có 1 File server chết vẫn không ảnh hưởng đến vấn đề logon vào domain và truy xuất dữ liệu của các user
Đó là lý do ta nên triển khai ứng dụng Distributed file system (DFS)
Yêu cầu: đã thực hiện các bước ở phần 1 – Thiết lập 2 Server chạy song song
Quá trình triển khai DFS (distributed file system ) này gồm 5 bước:
Bước 1: Trên máy DC01, tạo ra thư mục tên có tên là DFS (trên 1 ổ đĩa bất kỳ), thư mục này chứa các thành phần cấu tạo rootdfs,và thư mục có tên là Data dùng chứa dữ liệu cho user dùng (share Full 2 thư mục này cho dễ thực hiện)
Bước 2: Trên máy DC02 , tạo thư mục với tên là backuproot,và thư mục backupdata (trên ỗ đĩa bất kỳ). Ở đây hoangdoivn sẽ tạo các thư mục này trên ổ đĩa D:\
Bước 3: Sử dụng Distributed file system để cấu hình root ,và tạo link cho thư mục data.
Bước 4: Client thực hiện Map Network Drive thư mục data ( thư mục này đã tạo ở máy DC01 ) về để làm ổ đĩa mạng ,test thử bằng cách trên client thêm file, xóa file và sửa file.ta thấy các file đều được cập nhật ở 2 server
Bước 5: Tắt 1 trong 2 DC mà client vẫn sử dụng tài nguyên mạng và ổ đĩa mạng bình thường
Thực Hiện :

Trên Server1
§ Trước hết ta tạo trên ổ đĩa bất kỳ 2 thư mục, đặt tên là "DFS" và "Data"
§ Thư mục “DFS” chứa các thành phần tạo nên root của Distributed file system. Còn thư mục Data là thư mục cho user (client ) load về làm ổ đĩa mạng. Sau đó share 2 thư mục đã tạo (share full cho dễ làm).


Trên Server 2:
§ Đồng thời trên server 2 ,cũng tạo 2 thư mục dùng để BackupRootdfs và BackupData.
§ Chúng ta cũng share 2 thư mục đó (share full cho dễ làm) – như trên hình


Trở lại máy DC01:
Vào administrative tool ----> chọn Distributed file system

Trong Distributed file system right click vào Distributed file Sysyem chọn New Root


Trong màn hình Root Type của New Root wizard chọn Domain root và click next:

Trên cửa sổ Host Domain để mặc định và nhấp Next

Trên cửa sổ Host Server trong khung Server name gõ vào tên Server hoặc dùng nút Browse để tìm đến Server root như trên hình.

Trên màn hình Find Computers nhấp chọn DC01 và nhấp OK


sau đó click Next để tiếp tục

Trong cửa sổ Root Name ở ô root name đặt tên cho root là "RootDFS"----> click next

Trong cửa sổ Root Share ở Folder to share dùng nút Browse để tìm tới thư mục chia sẻ này.

Trên màn hình Browse For Folder chọn thư mục Rootdfs và nhấp OK

Tiếp theo trên cửa sổ Root Share nhấp Next xuất hiện màn hình thông báo quá trình tạo một root mới hoàn thành.

Nhấp Finish để hoàn tất quá trình, như vậy một rootdfs đã được tạo như trên hình.

Tiếp theo sẽ tạo 1 Root Target cách làm như sau:
Tại Rootname mới tạo( \\soctrangit.net\RootDFS ), right click chuột chọn "New Root Target"

Màn hình "New Root Wizard" hiện lên nhấp nút Browse


Click chọn DC01 và nhấp OK.

Sau khi DC01 được chọn màn hình New Root Wizard có dạng như sau:

Nhấp Next để tiếp tục, sẽ xuất hiện màn hình Root Share,trên màn hình Root Share nhấp nút Browse sẽ xuất hiện màn hình Browse For Folder và trên màn hình Browse For Folder tìm đến DC02 (DC02.soctrangit.net) và tìm đến thư mục BackupRootDFS như trên hình

Nhấp OK để đóng hộp thoại Browse For Folder và trở lại màn hình Root Share


Click Next để tiếp tục, màn hình thông báo quá trình tạo Rootdfs trên cả 2 Server đã hoàn thành. Nhấp Finish để kết thúc quá trình


Màn hình Distributed File System sau khi tạo Rootdfs trên cả 2 Server như sau:
Tiếp theo, ta tạo thêm link từ root (khi user load thư mục Data từ DC01 về làm ổ đĩa mạng thì sử dụng đường link này)
Nhấp phải chuột vào root (\\soctrangit.net\RootDFS) chọn New Link



Trên màn hình New Link:

§ Trong ô Link name: Đặt tên cho link là DuLieuChung§ Ô Preview of UNC path to the link: Là đường dẫn để user dùng map thư mục data về sử dụng. § Tại mục Path to target (share folder): Nhấp nút Browse sau đó chọn đường dẫn đến thư mục data ở \\DC01 .

Click OK để trở lại hộp thoại như bên dưới

Click Ok
Màn hình Distributed sau khi đã tạo New Link


Tiếp theo ta sẽ tạo 1 "Link Target" bằng cách nhấp chuột phải lên "link data" mới tạo chọn "New Target".

Xuất hiện màn hình New Targer


Trên màn hình New Target click vào nút Browse và tìm đến thư mục BackupData đã share trên DC02, click OK để áp dụng và đóng hộp thoại Browse for Folder trở lại hộp thoại New Target

Hộp thoại New Target sau khi chọn thư mục BackupData như sau:

Sau đó click OK để áp dụng và đóng hộp thoại New Target,nó sẽ hỏi có Đồng bộ không?

Nhấp Yes để xác nhận tiếp tục cấu hình màn hình Configure Replication Wizard xuất hiện nhấp Next để tiếp tục.

Màn hình Configure Replication Wizard như sau:

Click Next để tiếp tục

Ở mục Topology nhấp chọn Full mesh và nhấp Finish

Khởi động lại 2 Server ( DC01 và DC02 ) để các thay đổi và đồng bộ có hiệu lực.

KIỂM TRA KẾT QUẢ
Từ máy Client (chắc chắn máy Client đã Joint vào Domain soctrangit.net )
Start---->run----->cmd đánh lệnh :


Lệnh trên để load thư mục data từ DC001 về cho user làm ổ đĩa mạng chứa dữ dùng chung. (tên thư mục này tùy thuộc vào cách đặt của mỗi người cũng như tên Server tùy theo cách đặt tên của người dùng). Ta sẻ có được thêm ổ đĩa như hình sau :

Trong ỗ đĩa mạng mà client đã có tạo thử 1 file đặt tên là “du lieu dung chung.txt”.
Sau đó trên "DC01" vào thư mục "Data" thấy có File vừa tạo
trên "DC02" vào thư mục “Backupdata" nếu có file tên “du lieu dung chung.txt”,đồng thời bạn có thể sữa đổi nội dụng tập tin vừa tạo và sang các máy khác để kiểm tra nếu trùng khớp thì bạn đã thành công.
Thử tắt 1 DC mà vẫn đọc được file tạo từ máy Client là OK.

Chúc bạn thành công!


Bottom of Form