Wednesday, September 30, 2009

RAID LÀ GÌ ?

RAID LÀ GÌ ?

NÓ LÀ NHƯ SAU:


RAID là chữ viết tắt của Redundant Array of Independent Disks. Ban đầu, RAID được sử dụng như một giải pháp phòng hộ vì nó cho phép ghi dữ liệu lên nhiều đĩa cứng cùng lúc. Về sau, RAID đă có nhiều biến thể cho phép không chỉ đảm bảo an toàn dữ liệu mà c̣òn giúp gia tăng đáng kể tốc độ truy xuất dữ liệu từ đĩa cứng. Dưới đây là năm loại RAID được dùng phổ biến:

1. RAID 0

Đây là dạng RAID đang được người dùng ưa thích do khả năng nâng cao hiệu suất trao đổi dữ liệu của đĩa cứng. Đòi hỏi tối thiểu 2 đĩa cứng, RAID 0 cho phép máy tính ghi dữ liệu lên chúng theo một phương thức đặc biệt được gọi là Striping.

Ví dụ bạn có 8 đoạn dữ liệu được đánh số từ 1 đến 8, các đoạn đánh số lẻ (1,3,5,7) sẽ được ghi lên đĩa cứng đầu tiên và các đoạn đánh số chẵn (2,4,6,8) sẽ được ghi lên đĩa thứ hai. Để đơn giản hơn, bạn có thể hình dung có 100MB dữ liệu và thay vì dồn 100MB vào một đĩa cứng duy nhất, RAID 0 sẽ giúp dồn 50MB vào mỗi đĩa cứng riêng giúp giảm một nửa thời gian làm việc theo lý thuyết. Từ đó bạn có thể dễ dàng suy ra nếu có 4, 8 hay nhiều đĩa cứng hơn nữa thì tốc độ sẽ càng cao hơn. Tuy nghe có vẻ hấp dẫn nhưng trên thực tế, RAID 0 vẫn ẩn chứa nguy cơ mất dữ liệu. Nguyên nhân chính lại nằm ở cách ghi thông tin xé lẻ và như vậy dữ liệu không nằm hoàn toàn ở một đĩa cứng nào và mỗi khi cần truy xuất thông tin (ví dụ một file nào đó), máy tính sẽ phải tổng hợp từ các đĩa cứng. Nếu một đĩa cứng gặp trục trặc thì thông tin (file) đó coi như không thể đọc được và mất luôn. Thật may mắn là với công nghệ hiện đại, sản phẩm phần cứng khá bền nên những trường hợp mất dữ liệu như vậy xảy ra không nhiều.

Có thể thấy RAID 0 thực sự thích hợp cho những người dùng cần truy cập nhanh khối lượng dữ liệu lớn, ví dụ các game thủ hoặc những người chuyên làm đồ hoạ, video số.




2. RAID 1


Đây là dạng RAID cơ bản nhất có khả năng đảm bảo an toàn dữ liệu. Cũng giống như RAID 0, RAID 1 đọ̀i hỏi ít nhất 2 đĩa cứng để làm việc. Dữ liệu được ghi vào 2 ổ giống hệt nhau (Mirroring). Trong trường hợp một ổ bị trục trặc, ổ còn lại sẽ tiếp tục hoạt động bình thường. Bạn có thể thay thế ổ đĩa bị hỏng mà không phải lo lắng đến vấn đề thông tin thất lạc. Đối với RAID 1, hiệu năng không phải là yếu tố hàng đầu nên chẳng có gì ngạc nhiên nếu nó không phải là lựa chọn số một cho những người say mê tốc độ. Tuy nhiên đối với những nhà quản trị mạng hoặc những ai phải quản lý nhiều thông tin quan trọng thì hệ thống RAID 1 là thứ không thể thiếu. Dung lượng cuối cùng của hệ thống RAID 1 bằng dung lượng của ổ đơn (hai ổ 80GB chạy RAID 1 sẽ cho hệ thống nhìn thấy duy nhất một ổ RAID 80GB).



3. RAID 0+1

Có bao giờ bạn ao ước một hệ thống lưu trữ nhanh nhẹn như RAID 0, an toàn như RAID 1 hay chưa? Chắc chắn là có và hiển nhiên ước muốn đó không chỉ của riêng bạn. Chính vì thế mà hệ thống RAID kết hợp 0+1 đă ra đời, tổng hợp ưu điểm của cả hai "đàn anh". Tuy nhiên chi phí cho một hệ thống kiểu này khá đắt, bạn sẽ cần tối thiểu 4 đĩa cứng để chạy RAID 0+1. Dữ liệu sẽ được ghi đồng thời lên 4 đĩa cứng với 2 ổ dạng Striping tăng tốc và 2 ổ dạng Mirroring sao lưu. 4 ổ đĩa này phải giống hệt nhau và khi đưa vào hệ thống RAID 0+1, dung lượng cuối cùng sẽ bằng ½ tổng dung lượng 4 ổ, ví dụ bạn chạy 4 ổ 80GB thì lượng dữ liệu "thấy được" là (4*80)/2 = 160GB.

4. RAID 5

Đây có lẽ là dạng RAID mạnh mẽ nhất cho người dùng văn phòng và gia đình với 3 hoặc 5 đĩa cứng riêng biệt. Dữ liệu và bản sao lưu được chia lên tất cả các ổ cứng.

Nguyên tắc này khá rối rắm. Chúng ta quay trở lại ví dụ về 8 đoạn dữ liệu (1-8) và giờ đây là 3 ổ đĩa cứng.

Đoạn dữ liệu số 1 và số 2 sẽ được ghi vào ổ đĩa 1 và 2 riêng rẽ, đoạn sao lưu của chúng được ghi vào ổ cứng 3.

Đoạn số 3 và 4 được ghi vào ổ 1 và 3 với đoạn sao lưu tương ứng ghi vào ổ đĩa 2.

Đoạn số 5, 6 ghi vào ổ đĩa 2 và 3, còn đoạn sao lưu được ghi vào ổ đĩa 1 và sau đó tŕnh tự này lặp lại.

Đoạn số 7,8 được ghi vào ổ 1, 2 và đoạn sao lưu ghi vào ổ 3 như ban đầu.

Như vậy RAID 5 vừa đảm bảo tốc độ có cải thiện, vừa giữ được tính an toàn cao.
Dung lượng đĩa cứng cuối cùng bằng tổng dung lượng đĩa sử dụng trừ đi một ổ. Tức là nếu bạn dùng 3 ổ 80GB th́ dung lượng cuối cùng sẽ là 160GB.

Việc có 4 ổ cứng hay 5 thì nguyên tắc ghi cũng như thế, nếu 4 ổ cứng thì nguyên tắc cũng giống như hình dưới đây:



5. JBOD

JBOD (Just a Bunch Of Disks) thực tế không phải là một dạng RAID chính thống, nhưng lại có một số đặc điểm liên quan tới RAID và được đa số các thiết bị điều khiển RAID hỗ trợ. JBOD cho phép bạn gắn bao nhiêu ổ đĩa tùy thích vào bộ điều khiển RAID của mình (dĩ nhiên là trong giới hạn cổng cho phép). Sau đó chúng sẽ được "tổng hợp" lại thành một đĩa cứng lớn hơn cho hệ thống sử dụng. Ví dụ bạn cắm vào đó các ổ 10GB, 20GB, 30GB thì thông qua bộ điều khiển RAID có hỗ trợ JBOD, máy tính sẽ nhận ra một ổ đĩa 60GB.
Tuy nhiên, lưu ý là JBOD không hề đem lại bất cứ một giá trị phụ trội nào khác: không cải thiện về hiệu năng, không mang lại giải pháp an toàn dữ liệu, chỉ là kết nối và tổng hợp dung lượng mà thôi.

Tham khảo thêm tại http://en.wikipedia.org/wiki/RAID

Tuesday, September 1, 2009

Virtual Memory – Page File – Tệp phân trang

DẪN NHẬP:Giả sử bạn đã nạp 1 ứng dụng 15Mb rồi, bây giờ bạn lại nạp 1 ứng dụng 20Mb khác nữa nhưng chỉ còn 10Mb RAM trên máy tính của bạn mà thôi.

Bạn có tưởng tượng chuyện gì xảy ra không? Rằng ứng dụng đó không thể chạy được?

Nếu 1 ứng dụng… “có tính giáo dục” có lẽ nó chấp nhận “tin buồn” và xoay sở với số lượng RAM ít ỏi đó.

Nhưng một ứng dụng có lỗi (tiếc là ứng dụng nào cũng có ít nhiều lỗi cả! ) sẽ bắt đầu ghi vào vùng nhớ mà nó sở hữu rồi cứ thế ghi tiếp từ vùng nhớ đó trở đi. Trong quá trình đó có thể ghi đè lên phần bộ nhớ của 1 phần bộ nhớ của ứng dụng khác và làm tổn hại ứng dụng đó.

Windows Xp đã sử dụng một “mánh khóe” cũ kĩ mà nhiều hệ điều hành đã sử dụng – bộ nhớ ảo.

Mục đích của bộ nhớ ảo Virtual Memory là tăng cường thêm bộ nhớ cho hệ thống bằng cách mượn một phần dung lượng trên đĩa cứng. Phần chứa giả làm RAM đó, trước đây được Microsoft gọi là swap file (tức file hoán đổi) và trong LINUX cũng có một partition nhỏ với tên SWAP partition cũng với mục đích đó, Sau này lại đổi tên thành Page File ( tức là File phân trang ).

Theo mặc định, Windows XP lưu trữ page file (gọi là file phân trang) trên boot partition. Theo Microsoft thì boot partition tức là partition chứa hệ điều hành và các file hỗ trợ của nó, còn system partition là partition chứa các file dùng để khởi động hệ điều hành. Dĩ nhiên, nếu máy chỉ có một partition duy nhất thì boot partition cũng chính là system partition rồi

Kích thước mặc định (được tự động tạo ra lúc cài đặt Windows XP), cũng là kích thước được Microsoft khuyến cáo (recommended size), của file phân trang là bằng 1.5 lần tổng dung lượng RAM vật lý có trên máy. Ví dụ, Kích thước RAM vật lý máy bạn là 512 Mb thì Virtual Memory là 768 Mb

Ví dụ, nếu bạn có 256MB RAM vật lý thì kích thước tối thiểu do hệ thống chọn sẽ là 384MB ( bằng 1,5 lần) , kích thước tối đa sẽ là 1152MB( bằng 4,5 lần).
Muốn xóa đi một file phân trang trên một ổ đĩa nào đó, bạn hãy ấn định cả initial size lẫn maximum size ở giá trị 0, hoặc nhắp chọn No paging file. Nhưng Microsoft cực lực khuyến cáo rằng, đừng nên disable hoặc delete file phân trang dù cho RAM bạn có nhiều đến mấy chăng nữa.

Việc tối ưu hóa Virtual Memory có lẽ không giúp Windows chạy nhanh lúc start hoặc shutdown nhưng nó giúp hệ thống chạy nhanh khi nạp nhiều chương trình cùng một lúc.

Việc tạo RAM ảo không hề gây hại cho máy, bởi nó sử dụng trữ lượng trên ổ cứng để làm... RAM.

Dùng bộ nhớ ảo không có hại gì cho máy tính, nhưng nếu chạy chương trình mà khiến máy phải dùng đến bộ nhớ ảo ... nhiều nhiều thì nó sẽ chậm như rùa, nhiều hơn nữa là ... đơ máy vì lúc này chỉ có ổ cứng đọc/ghi hoán đổi RAM thôi.

Do đó, không thể tiết kiệm tiền mua RAM được, vẫn phải bổ sung 1 lượng đáng kể nào đó. Bộ nhớ ảo giúp ích khi chạy ứng dụng muốn vượt qua dung lượng thật của RAM 1 chút mà vẫn chạy được, dù trả giá về tốc độ.

NHỮNG PHẦN MỀM TƯƠNG THÍCH WINDOWS 7

Hiện nay Windows 7 mới ra lò, đang ở giai đoạn dùng bản Windows 7 RC ( Release Candidate ) do đó chưa có nhiều phần mềm tương thích, để tránh cho các bạn khỏi mất công cài và gỡ soft tôi liệt kê ra các soft có thể dùng và sẽ bổ sung thêm. Một lưu ý quan trọng là hầu hết các soft, driver tương thích với Windows Vista thì sẽ tương thích với Windows 7.

Danh sách:

7-Zip 4.65 : Nén và giải nén file

Avast! Antivirus 4.8 Home Edition - Free Antivirus : phòng chống virus miễn phí

CCleaner 2.x : Dọn rác máy tính, nhẹ tiện dùng, miễn phí

Cisco System VPN Client - 5.x : Kết nối VPN

Cleverlearn : Tra từ và giải nghĩa Anh Việt, tool nhỏ rất thuận lợi

Defraggler 1.x : Dồn đĩa, gom mảnh.

Easy Hide IP 1.6 : Ẩn IP thật, lấy IP giả, hữu ích khi dùng Rapidshare v.v

Fox PDF 3.0 : Đọc file PDF cực kỳ hiệu quả, miễn phí.

Grammar 2.7 : Bộ công cụ học tiếng Anh cực kỳ đầyđủ, hiệu quả và miễn phí

Internet Download Manager 5.12 : Hỗ trợ dowload cực nhanh, hiệu quả

Microsoft Office 2007 : Bộ công cụ văn phòng đẹp, hấp dẫn

Firefox 3.5.x : Trình duyệt Internet miễn phí, nhanh hiệu quả

Nero 7 Essentials : Công cụ quản lý và ghi đĩa hiệu quả

Notepad ++ 5.4.x : Trình soạn văn bản text và web.

Picasa 3.x : Công cụ quản lý ảnh trên máy tính, kết nối trực tiếp với Picasaweb, sản phẩm của Googgle miễn phí và hiệu quả.

Powerword 2006 : Bộ từ điển Trung - Anh, Anh - Trung, chủ yếu dùng để nghe phát âm, vì chúng phát âm từ Tiếng Anh cực chuẩn

Skype 4.x : Chat trực tuyến, chuyển file cực tốt, chất lượng voice cực nét

TeamViewer 4.0 : Điều khiển máy tính từ xa

Unikey 4.0 RC1 : Bộ gõ Unicode

U95 : Tool nhỏ vượt tường lửa, nhẹ nhàng, dễ dùng và cực nhanh

WampServer 2.0i : Bộ công cụ tích hợp sẵn Web server Apache, PHP, MySQL

Yahoo Messenger 10.x : Bộ công cụ chat trực tuyển của Yahoo

Một số phần mềm không tương thích như Kaspersky Internet Security 7 sẽ không chạy được trên Windows 7

Tất cả các phần mềm hữu dụng đều có tại địa chỉ

FileHippo

hoặc

Sưu tập của tôi

Đổi cách thực thi của nút Shut Down của Windows Vista


Theo mặc định, nút shut down trên Start menu của Windows Vista thường đặt máy tính của bạn vào chế độ sleep ( ngủ, tức không tắt hẳn) hơn là thực sự tắt nó. Cách đối xử của nút này được chỉ định bởi màu của nút( màu cam cho chế độ sleep, màu đỏ cho tắt máy ) như thể hiện trong hình chụp. Tùy chọn cho việc thay đổi thiết đặt này là không dễ tìm.



Nếu bạn yêu thích nút tắt máy tính của bạn hơn, nó có thể được thay đổi theo các bước dưới đây. Đến control panel của Vista( thường có thể truy nhập từ Start menu )



1. Trong nút trượt bên trái của Control Panel chọn 'Classic View' ( sau khi bạn đã hoàn thành toàn bộ việc xử lý, bạn có thể trả lại cách xem thông thường bằng cách click 'Control Panel Home' )



2. Nháy đúp vào 'Power Options'



3. Dưới 'Select a power plan', cho kế hoạch chọn lựa hiện tại, kích đường link 'Change Plan Settings'



4. Sau đó kích 'Change advanced power settings'



5. Một hộp thoại sẽ được trưng ra như đây:





6. Sử dụng hộp thoại này, bạn có thể thay đổi lựa chọn sau:

* Power button action - Thay đổi hành động nút nguồn phần cứng

* Start menu power button - Thay đổi nút nguồn trên Start Menu.

Tùy chọn này có thể hơi khác nếu bạn đang sử dụng một máy xách tay, thay vì máy tính để bàn. Bạn có thể thay đổi nút nguồn hoặc là Sleep, Hibernate hoặc tắt máy, hoặc thậm chí không có gifcho nút nguồn phần cứng. Thay đổi thiết đặt này xuất hiện và tác dụng đến tất cả mọi người dùng máy tính