Bài học cảnh giác khi làm việc với quan chức VN: Tự nhắc nhở mình "Hãy cẩn thận, có chó dữ"
Vụ giáo dân Thái Hà và Tòa Tổng giám mục Hà Nội đòi đất đã đem lại nhiều điều thú vị và kinh nghiệm cho giáo dân và các đấng bậc trong giáo hội khi làm việc với quan chức và chính quyền cộng sản.
Các linh mục thường bằng những suy nghĩ đơn giản và bác ái, tự trọng của mình lại cứ nghĩ là mọi người, nhất là quan chức chính quyền cũng có lòng tự trọng và bảo tín.
Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã dính quả lừa quá ngọt của quan chức CSVN khi được hứa hẹn đưa Thánh giá và kêu gọi giáo dân về để chính quyền thu xếp trả lại khu Tòa Khâm sứ cho đỡ mất mặt. Có người còn chắc chắn là cán bộ cao cấp của nhà nước đã vào gặp Ngài và thề thốt trả lại sau khi Nguyễn Tấn Dũng đến gặp Nhà thờ. Ngài cũng nghĩ là họ có tự trọng mà giữ chữ tín cho đáng mặt con người, chưa nói là quan chức nhà nước. Thực tế thì Ngài đã nhầm, cán bộ cộng sản đâu phải người thường.
Chưa đầy ba bảy hăm mốt tháng sau, việc xây dựng vườn hoa vội vàng, khởi công ban đêm đập phá tất cả những gì vướng mắc, bảo vệ bằng công an và chó, phong tỏa lối ra vào Tòa TGM, Dòng Mến Thánh Giá, bãi bỏ việc học hành của học sinh mấy trường gần đó đã là câu trả lời ngược một cách trắng trợn.
Chưa hết, ngày 20 tháng 10 được mời rất trịnh trọng ra UBND Hà Nội, Ngài đã tâm sự những điều tâm huyết với đất nước, với chính quyền bằng tấm lòng ngay thẳng. Tưởng thế thì chẳng ai dám và có gan để nói ngược vấn đề. Nhưng một lần nữa người dân lại thấy mánh khóe tráo trở của cán bộ cộng sản khi mình mất cảnh giác. Câu nói chân thành bằng tâm huyết của một người yêu nước của Ngài đã bị xuyên tạc không ngượng ngùng và bất chấp lương tâm để đẩy Ngài thành tên tội phạm. Ngài đã nhầm tưởng họ cũng là con người.
Khi những đơn thư phản ứng khiếu nại của Tòa Tổng Giám Mục đến cơ quan báo chí, hai linh mục Nguyễn Trọng Cung và linh mục Nguyễn Văn Lý của Tổng giáo phận Hà nội được mời đến tòa soạn báo An ninh Thủ đô để nghe thông báo là bài do cấp trên gửi xuống đăng thì họ sẽ có chứng cứ, chỉ có thế. Buổi gặp không lập biên bản.
Trong các cuộc phỏng vấn báo chí, truyền hình, nhiều nạn nhân đã mất cảnh giác khi bị cắt cúp, lồng ghép cho mình những điều vu cáo thóa mạ những người vô tội. Nhưng nạn nhân không có cách nào có thể bào chữa, không biết kêu ai. Những câu chuyện tưởng như thân mật thường tình, nhưng khi đã vào ống kính đài Truyền hinh, thì những hình ảnh đó sẽ bị lợi dụng không thương tiếc bằng những kỹ xảo bất nhân và những ngón đòn cao thủ mặc cho nạn nhân oan uổng. Điển hình những vụ việc đó là các linh mục, giáo dân và những xứ họ đã phản ứng bóc trần bộ mặt của đài báo nhà nước. Thư của GM Vũ Huy Chương là điển hình, vụ ở Nam Dư cũng thế.
Vụ đánh giáo dân trên đường Thái Hà trước con mắt hàng vạn người dân phố và người qua lại, nhưng hôm sau thì chính quyền Hà Nội trở giọng chối bay.
Vụ xịt hơi cay vào giáo dân cầu nguyện, nhà nước mà đại diện cơ quan bảo vệ pháp luật là ông Nguyễn Đức Nhanh đã không ngượng mồm chối bai bải. Thậm chí hành động của các cha dòng Chúa cứu thế ổn định trật tự cũng được dùng để vu váo là kích động giáo dân làm loạn.
Khi những chứng cứ đưa ra đầy đủ phim, ảnh thì cả hệ thống nín thinh.
Những giáo dân Thái Hà muốn có cuộc đối chất với quan chức, thì từ tướng Nguyễn Đức Nhanh đến Quận Đống Đa đều không có động tĩnh và từ chối. Nhưng sau đó ông tướng Nguyễn Đức Nhanh đã mời những “giáo gian” đã chối bỏ giáo xứ, làm tay sai đến để lấy nguyện vọng giáo dân? (Trong đó có tên "giáo gian" Tâm là phó Chủ tịch UBDK Quận, người đã gỡ huy chương để trả lời phỏng vấn báo đài và ký nhận vào danh sách đi khánh thành vườn hoa) để lấy những lời dối trá, bịa đặt đê tiện.
Vì thế nên trong cuộc làm việc với UBND Quận Đống Đa, các linh mục nhất thiết yêu cầu lập biên bản, linh mục Vũ Khởi Phụng đã phải đưa sát micro vào miệng ông Phó Chủ tịch Quận để ghi lời nói rằng hôm nay làm việc không có biên bản, không có cam kết. Cũng vì thế nên cả mấy kẻ làm truyền thông nô lệ ở đó không thể lợi dụng được hình ảnh Cha Phụng trong cuộc họp hôm đó.
Vì thế mà những cuộc gặp gỡ ông Nguyễn Đức Nhanh cũng phải ghi âm, những buổi làm việc với UBNDTP Hà Nội cũng được ghi âm, ghi hình.
Cũng may có những hình ảnh và âm thanh vậy mà Đức Tổng Kiệt mới được cộng đồng dân chúng Việt Nam nhìn nhận như một anh hùng và làm báo đài nhà nước mất tín nhiệm thảm hại khi công bố nội dung buổi làm việc. Nếu không, tin chắc rằng đám này sẽ không ngại làm càn.
Với cách nghĩ thánh thiện người Công giáo, ít ai nghĩ đến những mưu ma chước quỷ có thể được dùng không kể đến lương tâm con người. Nhưng với cán bộ và chính quyền cộng sản, mọi điều có thể xảy ra.
Vì vậy, bài học cho tất cả các đấng bậc, linh mục cũng như giáo dân, và cả nhân dân nói chung, là cần cảnh giác cao độ khi tiếp xúc với cán bộ, chính quyền cộng sản cũng như báo đài nhà nước.
Một giáo dân khi biết tường tận sự việc đã đề nghị trước khi đi làm việc với cán bộ nhà nước, các vị cần có tấm biển để ngay bên cạnh mình ghi rằng “CẨN THẬN, CÓ CHÓ DỮ” để nhắc nhở tinh thần cảnh giác thường xuyên.
Mọi cuộc làm việc phải được minh bạch, chứng cứ rõ ràng, phải lập biên bản, xác nhận đầy đủ, đề phòng bất trắc.
Trong lịch sử Giáo hội qua nhiều năm dưới thời Cộng sản, đã có nhiều vị chức sắc của Giáo hội ngấm ngón đòn chơi bẩn này, nhất là khi được cán bộ Cộng sản kết thân. Hãy coi chừng, nhiều vị đã ngậm đắng nuốt cay mà không thể nói với ai. Cũng không thiếu những người đã phải im lặng mà chấp nhận làm tay sai cho họ.
Đó là bài học không mới, nhưng đầy tính thời sự không một người giáo dân, tu sĩ và nhân dân nào được phai lãng.
“Hãy cẩn thận, có chó dữ”
Hà nội ngày 24/10/2008
Vụ giáo dân Thái Hà và Tòa Tổng giám mục Hà Nội đòi đất đã đem lại nhiều điều thú vị và kinh nghiệm cho giáo dân và các đấng bậc trong giáo hội khi làm việc với quan chức và chính quyền cộng sản.
Các linh mục thường bằng những suy nghĩ đơn giản và bác ái, tự trọng của mình lại cứ nghĩ là mọi người, nhất là quan chức chính quyền cũng có lòng tự trọng và bảo tín.
Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã dính quả lừa quá ngọt của quan chức CSVN khi được hứa hẹn đưa Thánh giá và kêu gọi giáo dân về để chính quyền thu xếp trả lại khu Tòa Khâm sứ cho đỡ mất mặt. Có người còn chắc chắn là cán bộ cao cấp của nhà nước đã vào gặp Ngài và thề thốt trả lại sau khi Nguyễn Tấn Dũng đến gặp Nhà thờ. Ngài cũng nghĩ là họ có tự trọng mà giữ chữ tín cho đáng mặt con người, chưa nói là quan chức nhà nước. Thực tế thì Ngài đã nhầm, cán bộ cộng sản đâu phải người thường.
Chưa đầy ba bảy hăm mốt tháng sau, việc xây dựng vườn hoa vội vàng, khởi công ban đêm đập phá tất cả những gì vướng mắc, bảo vệ bằng công an và chó, phong tỏa lối ra vào Tòa TGM, Dòng Mến Thánh Giá, bãi bỏ việc học hành của học sinh mấy trường gần đó đã là câu trả lời ngược một cách trắng trợn.
Chưa hết, ngày 20 tháng 10 được mời rất trịnh trọng ra UBND Hà Nội, Ngài đã tâm sự những điều tâm huyết với đất nước, với chính quyền bằng tấm lòng ngay thẳng. Tưởng thế thì chẳng ai dám và có gan để nói ngược vấn đề. Nhưng một lần nữa người dân lại thấy mánh khóe tráo trở của cán bộ cộng sản khi mình mất cảnh giác. Câu nói chân thành bằng tâm huyết của một người yêu nước của Ngài đã bị xuyên tạc không ngượng ngùng và bất chấp lương tâm để đẩy Ngài thành tên tội phạm. Ngài đã nhầm tưởng họ cũng là con người.
Khi những đơn thư phản ứng khiếu nại của Tòa Tổng Giám Mục đến cơ quan báo chí, hai linh mục Nguyễn Trọng Cung và linh mục Nguyễn Văn Lý của Tổng giáo phận Hà nội được mời đến tòa soạn báo An ninh Thủ đô để nghe thông báo là bài do cấp trên gửi xuống đăng thì họ sẽ có chứng cứ, chỉ có thế. Buổi gặp không lập biên bản.
Trong các cuộc phỏng vấn báo chí, truyền hình, nhiều nạn nhân đã mất cảnh giác khi bị cắt cúp, lồng ghép cho mình những điều vu cáo thóa mạ những người vô tội. Nhưng nạn nhân không có cách nào có thể bào chữa, không biết kêu ai. Những câu chuyện tưởng như thân mật thường tình, nhưng khi đã vào ống kính đài Truyền hinh, thì những hình ảnh đó sẽ bị lợi dụng không thương tiếc bằng những kỹ xảo bất nhân và những ngón đòn cao thủ mặc cho nạn nhân oan uổng. Điển hình những vụ việc đó là các linh mục, giáo dân và những xứ họ đã phản ứng bóc trần bộ mặt của đài báo nhà nước. Thư của GM Vũ Huy Chương là điển hình, vụ ở Nam Dư cũng thế.
Vụ đánh giáo dân trên đường Thái Hà trước con mắt hàng vạn người dân phố và người qua lại, nhưng hôm sau thì chính quyền Hà Nội trở giọng chối bay.
Vụ xịt hơi cay vào giáo dân cầu nguyện, nhà nước mà đại diện cơ quan bảo vệ pháp luật là ông Nguyễn Đức Nhanh đã không ngượng mồm chối bai bải. Thậm chí hành động của các cha dòng Chúa cứu thế ổn định trật tự cũng được dùng để vu váo là kích động giáo dân làm loạn.
Khi những chứng cứ đưa ra đầy đủ phim, ảnh thì cả hệ thống nín thinh.
Những giáo dân Thái Hà muốn có cuộc đối chất với quan chức, thì từ tướng Nguyễn Đức Nhanh đến Quận Đống Đa đều không có động tĩnh và từ chối. Nhưng sau đó ông tướng Nguyễn Đức Nhanh đã mời những “giáo gian” đã chối bỏ giáo xứ, làm tay sai đến để lấy nguyện vọng giáo dân? (Trong đó có tên "giáo gian" Tâm là phó Chủ tịch UBDK Quận, người đã gỡ huy chương để trả lời phỏng vấn báo đài và ký nhận vào danh sách đi khánh thành vườn hoa) để lấy những lời dối trá, bịa đặt đê tiện.
Vì thế nên trong cuộc làm việc với UBND Quận Đống Đa, các linh mục nhất thiết yêu cầu lập biên bản, linh mục Vũ Khởi Phụng đã phải đưa sát micro vào miệng ông Phó Chủ tịch Quận để ghi lời nói rằng hôm nay làm việc không có biên bản, không có cam kết. Cũng vì thế nên cả mấy kẻ làm truyền thông nô lệ ở đó không thể lợi dụng được hình ảnh Cha Phụng trong cuộc họp hôm đó.
Vì thế mà những cuộc gặp gỡ ông Nguyễn Đức Nhanh cũng phải ghi âm, những buổi làm việc với UBNDTP Hà Nội cũng được ghi âm, ghi hình.
Cũng may có những hình ảnh và âm thanh vậy mà Đức Tổng Kiệt mới được cộng đồng dân chúng Việt Nam nhìn nhận như một anh hùng và làm báo đài nhà nước mất tín nhiệm thảm hại khi công bố nội dung buổi làm việc. Nếu không, tin chắc rằng đám này sẽ không ngại làm càn.
Với cách nghĩ thánh thiện người Công giáo, ít ai nghĩ đến những mưu ma chước quỷ có thể được dùng không kể đến lương tâm con người. Nhưng với cán bộ và chính quyền cộng sản, mọi điều có thể xảy ra.
Vì vậy, bài học cho tất cả các đấng bậc, linh mục cũng như giáo dân, và cả nhân dân nói chung, là cần cảnh giác cao độ khi tiếp xúc với cán bộ, chính quyền cộng sản cũng như báo đài nhà nước.
Một giáo dân khi biết tường tận sự việc đã đề nghị trước khi đi làm việc với cán bộ nhà nước, các vị cần có tấm biển để ngay bên cạnh mình ghi rằng “CẨN THẬN, CÓ CHÓ DỮ” để nhắc nhở tinh thần cảnh giác thường xuyên.
Mọi cuộc làm việc phải được minh bạch, chứng cứ rõ ràng, phải lập biên bản, xác nhận đầy đủ, đề phòng bất trắc.
Trong lịch sử Giáo hội qua nhiều năm dưới thời Cộng sản, đã có nhiều vị chức sắc của Giáo hội ngấm ngón đòn chơi bẩn này, nhất là khi được cán bộ Cộng sản kết thân. Hãy coi chừng, nhiều vị đã ngậm đắng nuốt cay mà không thể nói với ai. Cũng không thiếu những người đã phải im lặng mà chấp nhận làm tay sai cho họ.
Đó là bài học không mới, nhưng đầy tính thời sự không một người giáo dân, tu sĩ và nhân dân nào được phai lãng.
“Hãy cẩn thận, có chó dữ”
Hà nội ngày 24/10/2008